Sở hữu hàng loạt cuốn sách nổi tiếng trong cộng đồng phượt và lấn sân sang tác gia giáo dục kỹ năng, Huyền Chíp từ trước đến nay vẫn luôn là tên tuổi quen thuộc trong lòng giới trẻ Việt. Chặng đường sự nghiệp của cô gái nhỏ nhắn này có lúc thăng trầm, song với những thách thức mà cô đã trải qua và những thành công mà cô đã đạt được, thực sự là điều không phải ai cũng chạm tới. Vậy Blogger Du Lịch Huyền Chíp là ai?
BLOGGER HUYỀN CHIP LÀ AI?
Huyền Chíp là biệt danh của Nguyễn Thị Khánh Huyền, sinh năm 1990. Cô là Travel blogger, tác giả, nữ nhà văn đình đám tại Việt Nam với những đầu sách bán chạy một thời. Trong đó có Bộ du ký “Xách ba lô lên và đi” gây tiếng vang lớn trong cộng đồng du lịch, nhưng đồng thời cũng tạo ra làn sóng tranh cãi không hồi kết…
Ấn tượng khó phai của Huyền Chip trong vai trò Blogger Du Lịch chính là chọn con đường khám phá thế giớim ngay sau khi hoàn thành chương trình cấp 3 tại trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Cô quan niệm học là việc quan trọng, nhưng vào đại học cũng chỉ là một lựa chọn nên đã bỏ vài tuổi trẻ để được đi, được trải nghiệm, được viết lên những điều tuyệt vời nhất khi còn đang ở độ tuổi thanh xuân.
Cũng theo tác giả, cô đã du viễn qua hơn 20 – 25 nước (không nhớ chính xác), chỉ với 700 đô mang theo cho ngày đầu tiên bắt đầu hành trình. Tất nhiên đó chỉ là hành trang ban đầu, còn để đủ chi phí trang trải và dấn thân trên những cung đường phượt, Blogger Du Lịch Huyền Chíp còn phải vừa đi vừa làm thêm rất nhiều công việc khác.
Tạm gác lại tính xác thực của những chuyến đi được đề cập trong cuốn du ký “Xách ba lô lên và đi”, chúng ta vẫn cần khẳng định, tại Việt Nam đến thời điểm này, không có nữ Travel blogger nào truyền cảm hứng tốt như Huyền Chip, giữa thời điểm du lịch nước ngoài theo hình thức “bụi” vẫn chưa nở rộ.
Về sau, khi theo đuổi sự nghiệp học tập tại Mỹ, Huyền Chip tiếp tục xuất bản cuốn “Giấc mơ Mỹ – Đường đến Stanford” và thường xuyên xuất hiện trên cộng đồng với tư cách một người định hướng du học. Các bài viết của cô trong giai đoạn này không còn là những chuyến vi vu khám phá, mà thiên về chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng khi sống và du học tại Mỹ dành cho giới trẻ.
CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP
Danh tiếng và lùm xùm sau tác phẩm “Xách ba lô lên và đi” đã tạo nên một Huyền Chíp bản lĩnh và chín chắn. Bỏ lại phía sau danh hiệu “cô gái đi 25 nước với 700 đôla” từng ầm ĩ suốt năm 2013 trên truyền thông; năm 2014, Blogger Du Lịch Huyền Chíp quyết định du học Mỹ tại Đại học Stanford theo diện học bổng toàn phần.
Năm 2018 sau những nỗ lực vượt bậc, Huyền đã chính thức tốt nghiệp Cử nhân, Thạc sỹ ngành Trí tuệ Nhân tạo và được Tập đoàn Công nghệ đa quốc gia NVIDIA nhận vào làm. Song với hoài bão lớn và đôi chân không mỏi, sau 1 năm cống hiến cô đã rời khỏi NVIDIA để khởi nghiệp cùng những người đồng chí hướng.
Trong thời gian hoạt động với tư cách là một nhà Khoa học máy tính, Huyền Chíp từng đầu quân cho Cốc Cốc với vai trò Giám đốc sáng tạo, và đã trải qua khóa thực tập bổ ích tại Netflix.
Sau đây là một số cột mốc trong chặng đường sự nghiệp của nữ phượt thủ 9x này:
Các tác phẩm đình đám đã xuất bản:
- Bộ du ký Xách ba lô lên và đi gồm 2 tập: “Châu Á là nhà, đừng khóc” và “Đừng chết ở châu Phi”.
- Giấc mơ Mỹ – Đường đến Stanford.
- Tuổi trẻ không hối tiếc.
Các vai trò và công việc khác:
- Giảng dạy khóa “TensorFlow for Deep Learning Research” tại Đại học Stanford.
- Nhà sáng lập Free Hugs Vietnam (tổ chức phi lợi nhuận)…
NHỮNG BÀI HỌC KHẮC CỐT GHI TÂM
Huyền Chíp thừa nhận giai đoạn 2012 – 2013 là thời điểm tồi tệ nhất đời mình, khi tác phẩm “Xách ba lô lên và đi” bị chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng vì thiếu tính xác thực.
Với một cô gái trẻ ở tuổi 22, việc bị “ném đá” và liên tục nhắc tên trên mặt báo, thực sự khiến cô rơi vào stress và thất vọng. Song sau này nhìn lại, Blogger Du Lịch Huyền Chíp đã có những góc nhìn cởi mở hơn và tự rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trên trường đời.
Trong một bài phỏng vấn với Zing.vn, cô cho rằng ngày đó mình còn hiếu thắng và khá trẻ con, nhưng “nếu sự việc quay lại một lần nữa, tôi nghĩ mình sẽ chín chắn, cười nhiều hơn.”
Cô cũng rút ra được những bài học lớn, đó là: “Đôi khi không có người đúng, người sai” mà chỉ là sự khác nhau trong niềm tin, cách nhìn cuộc sống của mỗi người. Và dù có chuyện gì thì cũng không nên có góc nhìn phiến diện, mà hãy nhìn toàn cảnh bức tranh, một cách bình tĩnh và sáng suốt.